Monday, December 8, 2014

Trò chuyện với Dice Tsutsumi (Tùng Quân sơ dịch)

Nguồn: http://www.newpeople.jp/travel/eng/tsutsumi-1.html

(Interview: Manami Iiboshi, Translation: Mika Anami)

Bản dịch Tiếng Việt này vì dịch qua một bản dịch Nhật -> Anh (không phải là bản gốc) nên có một số đoạn khiến người dịch gặp khó khăn trong khi chuyển ngữ, những đoạn như thế được tạm dịch theo ý hiểu (có phần là hạn hẹp) của cá nhân người dịch. Bản dịch còn tồn tại một số câu hành văn tương đối lủng củng cũng như một số từ dịch chưa được sát nghĩa, rất mong bạn đọc thứ lỗi cho những sai sót không mong muốn đó.



Nơi Happy Ending bắt đầu


Với cú hit lớn từ những bộ phim như Toy Story và Monster's Inc nối tiếp nhau, Pixar gần như đã trở thành một animation studio mà khó nơi nào có thể bắt kịp. Trong môt căn phòng sản xuất với những dự án hơn 100 triệu đô, điều này đòi hỏi phải có một art director để đo lường cân đối từ chi tiết cho đến tổng thể. Đó gần giống như khả năng của một vận động viên chuyên nghiệp.


Từ năm 2007, Mr. Daisuke "Dice" Tsutsumi đã chỉ đạo những dự án khủng lồ với hơn 200 thành viên một lúc, trên cương vị một art director của Pixar. Trước khi được đánh thức để bước vào thế giới của illustration ở trường đại học, anh đã xác định sẽ trở thành một vận động viên bóng chày chuyên nghiệp. Anh nói rằng những tháng ngày chơi bóng chày ở trường cấp 3 vẫn đang giúp anh trong công việc điều hành công việc cùng những nghệ sĩ đầy cá tính đến từ khắp nới thế giới.


"Nó rất giống với bóng chày. Có những vận động viên chỉ nghĩ cho chính họ trong khi họ chơi bóng, và có những vận động viên luôn luôn quan tâm tới cả team, cả hai đều là cần thiết. Thời điểm khi mà tôi còn là một vận động viên bóng chày, tôi là kiểu người thứ hai. Cho dù đó là bóng chày hay là làm một bộ phim thì trên tất cả đó là việc cùng nhau giành chiến thắng và đạt được những mục tiêu như là một team thay vì bởi một cầu thủ nổi trội nào đó. Sự khác biệt ở đây là không có sự so sánh về niềm vui. Lý do tại sao tôi có thể làm công việc của mình ở thời điểm hiện tại không phải bởi vì khả năng vẽ của tôi mà là bởi sức mạnh của teamwork. Ở khu vực làm việc của tôi, khả năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp và khả năng lãnh đạo để kéo mọi người vào gần nhau luôn luôn là rất quan trọng."




"Ở Pixar tôi có thể tham gia khóa đào tạo khả năng lãnh đạo (leadership) hai tháng một lần. Tôi học những kỹ năng giải quyết vấn đề khi có vấn đề cần giải quyết. Tôi nghĩ bạn có thể đi sâu vào đó. Cả trong những ngày làm việc bình thường của tôi, tôi cảm thấy như là tôi vẫn đang tiếp tục học về khả năng lãnh đạo. Ở đây nếu bạn sử dụng vị trí cao hơn của mình ở nơi làm việc để tỏ thái độ bề trên, để "đòi hỏi" mọi người quanh bạn từ chiếc ghế của mình, hay là nói những điều ngu ngốc, thì không ai trong team sẽ quan tâm tới việc đó. Mọi người ở đây đều vô cùng tài năng. Đây là một nơi mà những người leader phải chiến đấu trâu hơn để tiến tới những đích nhắm cao hơn."

"Tất nhiên, có nhiều căng thẳng trong việc quản lý môt team. Có nhiều những mối xích mích. Như là thoải mái như tôi, thỉnh thoảng tôi cũng phát điên (cười) nhưng những lúc đó, tôi cần lùi lại một bước và suy nghĩ về mục tiêu thực sự mà chúng tôi cần phải hoàn thành, và làm sao để có được sự giúp đỡ của mọi người rồi hoàn thành công việc. Hơn là bắt kịp nó, tôi đầu hàng việc thuyết phục mọi người làm việc với nhau. Và với cuộc sống của tôi, nó giống như là tôi để mọi người chọn lối đi của họ, trong khi thực ra tôi đang có được những cái tôi muốn.." (cười)


Mr. Tsutsumi đã bắt xây dựng con đường của mình từ không gì cả, kể từ khi anh chuyển tới New York năm 18 tuổi và hoàn toàn đơn độc. Như là những ngày anh còn chơi bóng chày, kỉ luật để mang tất cả năng lượng rồi nhắm thẳng đến mục tiêu đã cho phép anh nhận ra giấc mơ của anh trong thế giới animation. Khi mới chỉ 32 tuổi anh đã có công việc mơ ước của mình tại Pixar với vị trí là một art director. Cùng thời gian đó, đã có những khoảnh khắc mà anh bị tác động mạnh bởi những cảm xúc áp đảo về sự không chắc chắn. Đó không chỉ là về công việc mà còn về tương lai của anh nữa.


"Đó là khi tôi còn độc thân và tôi mới tới Pixar. Tôi đã có nhiều sự lo lắng. Tôi đã vượt qua những mục tiêu mà tôi đặt ra , và đó có lẽ chủ yếu là về làm sao để giữ được động lực cao cho những thứ phải đối mặt phía trước. Thế nên tôi nghĩ có thể một kì nghỉ sẽ làm cho tôi ổn hơn và tôi quyết định tới Shinshu Japan với một người bạn là nhiếp ảnh gia."

"Sau khoảng thời gian dài sống ở nước ngoài, tôi đã bị ấn tượng một cách rất cách đặc biệt với ngôi làng có suối nước nóng Shibu Onsen trong chuyến đi tới Shinshu của chúng tôi. Nó mang đầy tính thẩm mỹ độc đáo của Nhật Bản. Tôi muốn những người bạn Mỹ của mình tới thăm nơi đây khi họ có cơ hội. Có một nhà tắm gỗ và quán trọ ở đây, nơi mà có vẻ Spirited Away đã được dựng nên, và đó là một báu vật quốc gia. Tôi thực chỉ muốn cầm bút lên và vẽ lại."





"Chúng tôi đã quyết định khi ở Shinshu chúng tôi sẽ ngắm mặt trời mọc mỗi sáng, thế nên tôi thức dậy trước bình minh và đi lên núi. Tôi sketch còn bạn tôi thì chụp ảnh. Sau khi hòa mình cả ngày vào thiên nhiên Shinshu, chúng tôi sẽ ngồi trong suối nước nóng buổi đêm và sau đó là ăn những món ăn thơm ngon được phục vụ tại quán trọ. Đó là một chuyến đi tuyệt vời hơn bao giờ hết, mảnh đất Shinshu đã mang lại nhiều cảm hứng."

Nhiếp ảnh gia mà anh đi cùng là bạn học của anh từ thời cấp ba, và là một trong những người bạn mà anh chơi thân nhất. Người bạn này là một người không bao giờ hài lòng với những thứ tầm thường và biết cách tiến thẳng đến những thứ mà anh ấy muốn, đã dạy cho Mr. Tsutsumi rằng có nhiều hơn một cách để đạt được một mục tiêu và thực tế là mục tiêu có thể thi thoảng thay đổi - và điều đó là ok.


"Khi anh ấy còn là một đứa trẻ, anh ấy có giấc mơ được làm việc cho NASA và anh ấy tới đại học Colorado nơi có chương trình giáo dục tốt nhất cho vị trí kỹ sư vũ trụ. Cuối cùng thì giấc mơ của anh cũng trở thành sự thật và anh ấy có một công việc tại NASA. Điều đó không khó tin sao? Anh ấy đã làm được điều mà anh ấy nói anh ấy sẽ làm! Tuy nhiên, trong khi chờ tốt nghiệp, anh ấy đã có một chuyến cắm trại một mình ở tây Mỹ. Anh ấy cầm theo chiếc máy ảnh mà anh ít khi đụng vào khi đang học đại học và bắt đầu chụp những tấm ảnh. Đó là khi mà một suy nghĩ lướt qua đầu anh, 'Nếu tôi không tới NASA, ai đó sẽ thay thế tôi và mọi thứ sẽ tiếp diễn như kế hoạch đã định. Nhưng nếu có mười người đi chụp ảnh với tôi tại cùng một nơi và ở cùng một thời điểm thì chỉ có tôi mới có thể có được những bức ảnh của mình.' Đó là khi anh ấy nhận ra, 'oh, điều mà tôi thực sự muốn làm là nhiếp ảnh!' và anh chỉ ấy đơn giản là quyết định sẽ không tới NASA nữa. Anh ấy trở lại Nhật và dành ra ba năm để rèn luyện sở trường của mình song song với việc dạy tiếng Anh. Giờ thì anh ấy trở thành một nhiếp ảnh gia được nhiều người biết đến. Tôi thực sự bị choáng ngợp bởi những điều làm nên con người anh"

"Trong cuộc đời mình, chúng ta không bao giờ biết được khi nào chúng ta sẽ thấy được những kết quả. Ở Nhật, bạn kỳ vọng tạo nên những kết quả trước những bài thi đầu vào cấp ba hay đại học. Sau đó là bạn sẽ làm việc ở đâu, bạn kiếm được bao nhiêu, nếu bạn lập gia đình, nếu bạn có con. Có nhiều người cảm thấy thất bại bởi vì họ không thể đạt được những kết quả này. Nhưng thực sự, tôi nghĩ những cái đó là không cần thiết."

"Happy ending' của cuộc sống chúng ta và ý tôi còn là định nghĩ về hạnh phúc có lẽ là việc tìm ra cái mà chúng ta thực sự yêu. Khi nó đó đã được tìm ra rồi, tất cả những thành quả chỉ còn là phần dư ra. Mọi người xung quanh có thể chia sẻ những ý kiến phán xét, nhưng đó thường chỉ là những sự so sánh theo xã hội. Đôi khi việc đi lệch ray lại là tốt cho ai đó. Tôi tin rằng tối đã có thể tìm được con đường thực sự của mình tại Mỹ bởi việc đi lệch ray từ xã hội Nhật. Và dẫu sao đi nữa thì những mục tiêu có thể thay đổi: Những mục tiêu của Pixar hay những mục tiêu của tôi như là một artist có thể thay đổi. Và tôi nghĩ điều đó là bình thường."


Sẽ không có một con đường ngắn nhất giúp ta tiến thẳng đến việc đạt được một mục tiêu thực sự. Cho dù đó là một lối đi đã được đi trước đó, hay đó là nơi chưa ai từng đặt chân, nếu nó mang đến sức sống cho trái tim, thì nơi đó bạn sẽ thấy những tiếng vọng đầu tiên của 'happy ending'. Và có thể sẽ có nhiều hơn một 'happy ending' trong cuộc đời này.






Mang theo ngọn đuốc của tự do

Trong gia đình của Tsutsumi có một điều luật của mẹ anh đặt ra rằng những đứa trẻ sẽ phải rời nhà vào năm 18 tuổi. Mr. Tsutsumi chấp hành và đi du học sau khi tốt nghiệp cấp ba. Ở phương Tây thì đó là điều bình thường còn tại Nhật thì đó là một lề lối gia đình hiếm thấy. Mẹ của anh, người không độc đoán chút nào trong phong cách nuôi dạy con có một sự xác định đặc biệt: Chọn một môi trường giáo dục nhà trường nơi mà những đứa trẻ của bà có thể được dạy về "tự do" của chúng.

" Cha mẹ tôi đã ly dị khi tôi 5 tuổi. Trong khi điều hành công ty riêng của mình, mẹ tôi nuôi lớn chị tôi và tôi bởi chính bàn tay bà mà không cần sự hỗ trợ từ cha tôi. Bà đã đưa ra một quyết định mạnh dạn là đưa chúng tôi vào Wako Gakuen private school of Machida City Tokyo bởi vì sự nổi bật của nơi đó về chính sách giáo dục nhân ái và tự do. Ở khía cạnh xã hội, những năm 80 hoàn toàn là thời kỳ trọng nam, vì thế tôi nghĩ bà thực sự đã phải đấu tranh. Bây giờ tôi không có gì để nói ngoài lòng biết ơn gửi tới bà."

" Đặc tính của sự giáo dục từ Wako Gakuen là 'Làm cho trẻ em nghĩ mà không đưa cho chúng câu trả lời.' Nghĩ cho chính mình, và nếu quan điểm của bạn khác biệt với những người khác thì hãy thảo luận với nhau cho đến khi vấn đề được giải quyết. Đó là thái độ của họ. Họ nhấn mạnh vào việc thảo luận. Nếu học sinh có câu hỏi về một vấn đề nào đó, thông thường lớp cả lớp sẽ dừng lại để tranh luận trong suốt buổi hôm đó. Nói ra ý kiến của mình một cách mạch lạc quan trọng hơn là có được điểm số cao trong bài kiểm tra. Ngôi trường không hướng học sinh tới những thứ như thể thao hay học hành cày cuốc. Chúng tôi còn tự làm lấy textbook của mình! Đó thực sự là một ngôi trường thú vị , tôi cũng muốn những đứa con của mình được học ở đó nếu chúng tôi sống ở Nhật."


"Nếu thứ hạng cao là tất cả những gì cần có thì sau cùng bạn có thể bị đánh mất một phần cốt lõi của bản thân mình. Nếu đó là thước đo của thành công thì trong một xã hội cạnh tranh, sẽ là bình thường và không thể tránh khỏi việc một số người bị coi là "kẻ thất bại". Nhưng mặt khác, khi chúng ta được cho phép nghĩ tới bản chất của vấn đề cho đến khi nó trở nên sáng tỏ, chúng ta sẽ biết được giá trị của chúng ta được ẩn giấu ở đâu. Điều đó sẽ giúp chúng ta thấy được con người thật của mình. Khi nhìn lại, tôi thấy may mắn rằng mình đã được làm những điều như vậy ở Wako, và từ đó tìm ra điều mà tôi có thể đặt trọn trái tim mình. Phần lớn những bạn học của tôi cũng là những nhà phát minh, designer, nhạc công, chủ đầu tư và một cách nào đó "lệch" khỏi xã hội. (cười) Tất nhiên thì quyết định thế nào là tốt hay xấu là tùy thuộc vào cá nhân mỗi người."

Anh ấy lớn lên trong một môi trường giáo dục nhấn mạnh vào sự tự do. Anh hoàn toàn được đứng ngoài các kỳ thi (một nét đặc trưng lớn của giáo dục Nhật Bản). Anh ấy dành tất cả thời gian và sự chú tâm của mình để chơi bóng chày. Rồi một ngày một điều không ngờ đã xảy tới. Bong bóng những năm 90 vỡ, một cuộc khủng hoảng kinh tế khủng lồ phủ lên họ và công ty của mẹ anh đã phải ngưng hoạt động.

"Có lẽ chúng tôi đã ở trong một tình cảnh rất khó khăn, nhưng tôi không biết gì về chuyện đó. Bà hẳn đã phải rất tuyệt vọng nhưng bà không thể hiện điều đó ra ngoài. Tôi nghĩ bà đã cố không để chúng tôi phải lo lắng. Sau cùng thì mẹ tôi phải gánh một khoản nợ lớn và việc đi học đại học hay du học gần như là một điều bất khả thi. Nhưng mẹ tôi khẳng định rằng, sau tất cả, bà muốn rằng ước mơ đó của tôi phải thành sự thật. Bà nói với tôi đừng lo lắng và gửi tôi tới một trường học tại Mỹ. Tôi nghĩ bà là một người phi thường."

"Đó là lý do tại sao tôi nghĩ chị gái của tôi và tôi đã làm việc rất chăm chỉ khi tới New York. Khi tôi nghĩ về những mong ước của mẹ mình, tôi không thể bỏ phí một giây phút nào, và tôi không còn rảnh rỗi cho những việc vô bổ khác khi học đại học. Đặc biệt là chị gái tôi, người không bao giờ học hành với sự kỉ luật cũng đã xác định. Sau khi tốt nghiệp cấp ba và tới City College tại New York, chị ấy đã rất chăm chỉ nghiên cứu sâu về Quan hệ quốc tế. Tôi không nghĩ điểm số của chị ấy ở trường đại học được tốt lắm nhưng chị ấy đã kiên trì và tốt nghiệp."

" Bây giờ chúng ta có thể nhìn lại và thấy rằng chị ấy đã xuất bản một số lượng lớn những bestseller như là một nhà báo quốc tế. Nhưng sự thành công của chị không tới cho đến khi chị ngoài 30, cho đến cuối cùng khi chị gặp được một công việc khác... và tôi đoán đó là khoảng thời gian khó khăn cho chị ở vị trí xã hội và cả tài chính nữa. Nhưng bởi vì chị đã có thể tìm thấy thứ gì đó khiến chị thực sự yêu thích nên tôi nghĩ chị sẽ vẫn cảm thấy hạnh phúc ngay trong khoảng thời gian dài vất vả mà không mang lại nhiều kết quả đó."


Với việc khắc phục tình trạng khó khăn, những đứa trẻ đã đạt được giấc mơ của chúng. Và năm ngoái một đứa cháu ngoại đã ra đời. Senju, con trai đầu lòng của Mr. Tsutsumi. Anh cảm thấy bất ngờ khi mẹ mình hoàn toàn bị mê mẩn bởi đứa cháu ngoại. Theo những gì anh nhớ lại được, anh thấy mẹ mình bận rộn chú tâm vào công việc của bà. Điều này trông thật trong lành và đầy "người mẹ" qua con mắt của anh. Đồng thời khi anh suy nghĩ lại với định nghĩa về "người cha", anh không chỉ tập trung vào đứa trẻ của mình mà còn suy nghĩ về cả một thế hệ phía trước.

"Tôi không chắc tôi sẽ thay đổi khi tôi có con. Tôi không chắc rằng có nhiều việc phải làm với việc "trở thành một người cha". Bố của tôi bỏ đi khi tôi năm tuổi, và mặc dù tôi có gặp ông nhiều, ông chưa bao giờ là người có tính chất của một "người cha", vậy nên tôi không giữ một hình ảnh về người cha trong mình. Phần nào những gì tôi bắt đầu suy nghĩ khi con tôi ra đời đó là 'tôi còn bao nhiêu thời gian trước khi tôi chết?'"

"Đó hoàn toàn không phải là một suy nghĩ tiêu cực. Đó chỉ là tôi bắt đầu cảm thấy rằng thời gian của con mình quan trọng hơn của mình. Tôi nghĩ rằng đó là bản năng. Tôi có thể để lại gì cho thế hệ sau khi tôi còn đang sống? Khi một đứa trẻ ra đời, tôi thấy cảm giác đó mạnh và rõ ràng hơn."

"So với lịch sử của loài người, câu chuyện cuộc đời của chúng ta rất nhỏ bé. Tôi không nghĩ loài người có thể tồn tại lâu hơn nếu chúng ta không thể ước vọng một cách bản năng và để lại phía sau môi trường tốt nhất, cho những đứa trẻ của mình được hướng đến một sự trưởng thành hoàn thiện. Chúng ta cần phải giải phóng mình khỏi cái tôi ích kỷ và những ham muốn làm phân tâm và sử dụng khả năng mình có cho những thế hệ sau - Đó là điều có ý nghĩa. Về việc này, tôi muốn chắc rằng chúng ta sẽ làm điều tương tự khi làm phim."




Những sắc màu khó quên

Một art director và cũng là chuyên gia về màu sắc. Điều đó tấn nhiên làm cho Mr. Tsutsumi nhạy cảm gấp đôi với sự khác biệt hay thay đổi màu sắc dù là nhỏ nhất. Tuy nhiên, điều đó là không đủ trong việc làm phim. Để làm chủ được cảm xúc tương tác của khán giả thông qua sự phức tạp độc đáo của màu sắc, kinh nghiệm và tư duy khái niệm (conceptual thinking) trở nên cần thiết.

"Ví dụ, để tạo nên tính dynamic trong phim, bộ phim cần được xem xét như một tổng thể. Sau đó chúng tôi tập hợp các phần lại bằng việc suy nghĩ cách sử dụng những màu sắc nhất định. Chỗ nào chúng cần mạnh nhất, và chúng nên xuất hiện thế nào trong cảnh phim. Chúng tôi giới hạn màu sắc cho đến khi nào cốt truyện đi vào cao trào, lúc đó thì tất cả mọi thứ đều được sử dụng tối đa. Màu sắc trở nên sống động bằng cách đi theo (support: giúp đỡ) cốt truyện. "ôi đẹp quá..." đừng cắt cảnh đó, đấy ko phải là cách chúng tôi làm phim. Đặc biệt là ở Pixar nơi các nghệ sĩ tài năng ngồi với  nhau, nếu tôi không thể truyền đạt cảm nhận về màu sắc của mình một cách hợp lý (logically), không ai sẽ nghe theo lời tôi nói."

"Những lựa chọn về màu sắc có thể do trực giác hay lý thuyết. Có những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào người art director, tôi thì là kiểu đưa ra những logic. Tuy vậy tôi không có ý nói rằng cách tiếp cận theo kiểu lý thuyết là con đường đúng. Đúng hơn là sau khi tôi đã tin tưởng vào trực giác của mình rồi, tôi vẫn cần nhìn nó một cách khách quan. Sau khi thu hẹp lại bởi việc chọn lọc có phương pháp, quyết định cuối cùng về màu sắc là tùy thuộc vào tôi. Đó có thể là nơi mà tính cá nhân của tôi được tham dự."


Nhắc đến ánh sáng đặc biệt của Nhật Bản, Mr. Tsutsumi đã nhớ lại "lead-colored sky" anh thấy trong chuyến du hành đơn độc của mình ở Noto Peninsula mười năm về trước. Cái "lead-colored sky" này là một cụm từ đến từ truyện ngắn Phantom Lights của tác giả nổi tiếng người Nhật Teru Miyamoto. Một người phụ nữ bị bỏ lại với hai đứa con bởi chồng đã tự sát trước đó, cô ấy cưới một người đàn ông sống trong một làng chài ở Noto Peninsula. Kiệt tác đã minh họa cho câu truyện về cuộc sống mới của cô ấy và trái tim do dự, bao phủ bởi những màu sắc từ mùa đông khắc nghiệt ở Hokuriku Nhật Bản.

"Đó là thời gian khi tôi thường cặm cụi đọc văn của Teru Miyamoto. Những tác phẩm của ông, đặc biệt từ khi ông sống một thời gian tuy ngắn nhưng mãnh liệt tại Toyama đã gây ấn tượng với tôi. Nỗi đau khổ của ông sinh động trong từng trang viết. Thay vì quê nhà quê nhà của ông tại Osaka, tôi có mong muốn được tới thăm Toyama một ngày nào đó. Những năm cuối tuổi hai mươi, tôi đã có được công việc trong mơ của mình trong mảng animation nhưng lại bị kéo đi bởi suy nghĩ về việc làm thế nào để bắt đầu sống cuộc sống của mình một cách hoàn toàn cô đơn. Tôi không có người yêu hay bất cứ ai để phụ thuộc vào, và đó là khi tôi nhớ ra và quyết định đi tới nơi chốn trong cuốn tiểu thuyết đó."

"Tiến về phía Bắc từ Tokyo trên con tàu cao tốc, cụm từ đầu tiên từ Snow Country của Yasunari Kawabata người mà người Nhật nào cũng biết xuất hiện trong đầu tôi. 'Con tàu chui ra từ đường hầm dài vào snow country', nó giống kiểu như thế. Từ của sổ của mình, tôi thấy rất nhiều tuyết. Nó không phải thứ tuyết thú vị ở New York trước giáng sinh. (cười) mà nó là thứ tuyết rơi rất dày từ 'lead-colored sky.' Sau đó tôi đi tới bờ biển Toyama nơi những con sóng dữ dằn của Sea of Japan đập xuống, Kabook! Âm thanh làm tôi hoàn toàn kinh ngạc, và những lo lắng của tôi cũng như bị xóa nhòa đi."

"Quanh bốn ngày ở đó, tâm trí tôi đã hoàn toàn chuyển sang 'lead-colored sky.' Tôi trở nên chán nản cao độ. (cười thầm) Tôi biết tôi đã thăm nhiều nơi... nhưng bầu trời xám xịt là tất cả những gì còn lại trong trí nhớ của tôi. Nhìn lại thì đó là một chuyến đi rất nặng nề trong cuộc đời tôi, và tôi cảm thấy đó như là một chuyến đi để khám phá bản thân. Cảm ơn chuyến đi đó, tôi cảm thấy giống như tôi đã được gột rửa và đó đã trở thành bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Có thể Sea of Japan là nơi tạo nên những ảnh hưởng đó."


Vài năm sau chuyến đi cô độc gần như một lễ thanh lọc, Mr. Tsutsumi được trao công việc quan trọng là làm art director cho Pixar. Mặc dù anh chưa bao giờ nói tiếng Anh hay vẽ một bức tranh nào cho đến khi mười tám tuổi thì ngôn ngữ của màu sắc đã cho anh phương tiện để kết nối với khán giả trên toàn thế giới.

"Cuối cùng, điều quan trọng trong việc làm phim là bạn muốn giao tiếp với khán giả ở mức độ nào. Vài nhà sáng tạo hài lòng miễn là họ thể hiện được bản thân họ một cách đầy đủ, kể cả không thông qua khán giả. Những người khác sáng tạo với mong muốn rằng mọi người hiểu nó theo một cách nhất định. Điều này là tương tự với phim ảnh và những ngành kinh doanh khác. Kết quả, nếu bạn làm thứ gì đó mà mọi người muốn xem, đó là một việc kinh doanh tốt. Và không có việc kinh doanh nào là tạo ra những thứ mà không ai thấy có hứng thú với nó."

"Tôi không nghĩ phim Mỹ bao gồm Pixar có sự phổ biến trên thế giới đơn giản chỉ bởi vì chúng dễ hiểu. Sự nịnh nọt khán giả và cố gắng truyền tải một thông điệp là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Đây là nước Mỹ, mọi người từ nhiều quốc gia tụ họp và cố gắng trò chuyện, họ đến từ những xuất phát điểm về văn hóa khác nhau. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao những tác phẩm với tính toàn cầu đã và đang được tạo ra, có một nhu cầu về việc tạo ra thêm những tác phẩm như thế."

"Cái không cần thiết ở đây có thể hiểu là những tác phẩm mà không kết nối được thông điệp của nó tới nhiều vùng lãnh thổ, đó là những tác phẩm thất bại. Điều này có thể không thể hiện ở những con số, nhưng nếu ngay cả khi có một người hiểu thông điệp của bạn, và nếu đó đã là xong xuôi và có thể được coi là thành công... Thì chúng ta vẫn phải phân biệt rõ ràng: thành công về mặt thương mại, và thành công cho người sáng tác. Tôi luôn luôn muốn tạo ra thứ gì đó mà tôi thực sự muốn trao đi, hơn là theo những yêu cầu từ số đông. Điều này cũng thể hiện ở Pixar, thông qua những bức minh họa của tôi hay là cả những dự án khác, Dù sao, chỉ cần còn cái gì đó mà tôi muốn truyền đi thì tôi còn cảm thấy khả năng kết nối của mình vẫn đang tiếp tục hoạt động."

Con người ta chỉ thấy những gì họ muốn thấy và tin vào những gì họ muốn tin, Đó là lý do tại sao giống như nhẹ nhàng bước vào trái tim ai đó, khả năng kể chuyện qua màu sắc có thể là một điều quan trọng. Khi chúng ta lướt qua những màu sắc không thể quên, cùng chuyến du hành của những tác phẩm điện ảnh, chúng ta khám phá ra rằng cuộc đối thoại vượt lên trên cả ngôn ngữ và văn hóa đã bắt đầu.




Người trồng cây

Mr. Dice Tsutsumi và hầu hết các nghệ sĩ trong giới animation tôn sùng hai nhân vật như những tượng đài. Một trong số đó là đạo diễn Hayao Miyazaki từ Japan, người còn lại là đạo diễn Frédéric Back người có một giại Oscar cho bộ phim ngắn xuất sắc nhất mang tựa đề The Man Who Planted Trees (L'homme qui plantait des arbes). Thông qua một dự án nghệ thuật từ thiện mang tên "Sketchtravel" bắt đầu với Gerald Guerlais họa sĩ minh họa người Pháp hồi năm 2006, Mr. Tsutsumi đã có máy mắn được gặp cả hai đạo diễn đó.

"Sketchtravel" là một dự án khủng lồ với một cuốn sketchbook màu đỏ đi qua 12 đất nước, từ nghệ sĩ này tới nghệ sĩ khác, như là ngọn đuốc Olympic, phủ kín những trang giấy với những hình vẽ cho đến khi nó được hoàn thành sau bốn năm rưỡi. Cuốn sketchbook được đóng lại với những bức vẽ bởi 71 họa sĩ danh tiếng tiếng trên thế giới và được bán đấu giá vào tháng 10 năm 2011 tại Brussels với mức giá 76000 EUROS, sau đó toàn bộ số tiền được mang đi làm làm từ thiện. Dự án giúp xây nên những thư viện trên năm quốc gia bao gồm Laos, Cambodia, Sri Lanka, Nepal và Vietnam. Vòng kết nối kỳ diệu thông qua "Sketchtravel" đã hoàn thành chapter cuối của nó với sự tham gia của đạo diễn Back và Miyaki cùng các tác phẩm của ông."


"Tôi thực sự muốn mời đạo diễn Frédéric Back và đạo diễn Hayao Miyazaki tham gia vào dự án từ những ngày đầu. Trường hợp của đạo diễn Frédéric Back, tôi đã định bỏ cuộc bởi tôi không biết ông, và tôi nghe nói rằng ở tuổi già của ông thì rất khó để có thể tham gia. Sau đó không biết từ đâu có người nói với tôi rằng Mr. Frédéric Back có lời ca ngợi những tác phẩm của tôi khi xem cuốn concept art book Toy Story 3. Tôi đã có một cơ hội. Tôi liên lạc với ông để gặp ông ở Montreal với cuốn sketchbook trong tay."



"Khi tôi gặp ông, Mr. Frédéric nói chuyện với tôi với một đôi mắt đầy đam mê về những điều mà một người nghệ sĩ nên theo đuổi. Ông nói với tôi rằng nghệ sĩ chúng tôi có một mục đích. Chúng tôi phải sáng tạo đồng thời suy nghĩ nghiêm túc về việc chúng tôi sẽ để lại gì cho tương lai và cho những thế hệ sau. Nếu không, sẽ không có lý do gì để tiếp tục như một nghệ sĩ. Khi tôi quan sát ông, tôi nhìn lại mình một cách nghiêm túc, 'tôi muốn giống như ông khi về già. Tôi muốn có khả năng chia sẻ đam mê của mình với những người trẻ mà không chút ngân ngại.' Với cuộc gặp gỡ với Mr. Frédéric thông qua 'Sketchtravel', tôi cảm thấy tôi vừa được trao một ngọn đuốc quan trọng như là một nghệ sĩ, và cũng như là một con người."


"Mr. Frédéric là một người đã nhắc lại câu hỏi chúng ta có thể để lại gì cho thế giới này qua animation. Tác phẩm nổi tiếng của ông, The Man Who Planted Trees, không được làm ra để người xem suy nghĩ về việc 'tại sao chúng ta phải trồng cây.' Nó có sức mạnh trồng nên thứ như là ý thức vào trong trái tim mỗi người chúng ta. Điều này không thể áp đặt vào con người, nhưng ông đã làm được sự gieo trồng đó một cách thật khéo léo thông qua việc sử dụng các diễn tả nghệ thuật. Ông tin rằng những người nghệ sĩ, những người có khả năng thể hiện hẳn phải có một loại sứ mệnh nào đó."


Đạo diễn Hayao Miyazaki cũng là một người hâm mộ già với những tác phẩm của đạo diễn Frédéric Back, là một người có duyên với việc 'trồng cây' trên thế giới này. Mối quan hệ của Mr. Tsutsumi và đạo diễn Miyazaki cũng xuất phát từ một sự tình cơ. Vợ của Mr. Tsutsumi Ms. Mei người mà anh gặp lại sau 18 năm biết cô từ Wako Elementary School, và người mà Mei cô gái bé nhỏ của My Neighbor Totoro được dựng lên từ đó, là cháu gái của đạo diễn Miyazaki. Một cách không liên quan, trước khi gặp lại Ms. Mei, Mr. Tsutsumi đã tham gia sâu như là người lập kế hoạch dự án cho "Totoro Forest Project" mà Pixar là một công ty hỗ trợ và thúc đẩy.




"Totoro Forest Project" là một dự án từ thiện quốc tế được phát động bởi chính đạo diễn Hayao Miyazaki để hỗ trợ cho quỹ "Totoro Forest Trust Fund" giúp bảo vệ Sayama Forest. Nằm ở Tokorozawa, Perfecture ngay ngoại thành Tokyo, khu rừng mà ý tưởng thực hiện My Neighbor Totoro đã ra đời. Chương trình từ thiện kéo theo khoảng 200 nghệ sĩ hàng đầu thế giới - những người tự cho là mình bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm của đạo diễn Miyazaki. Những nghệ sĩ tạo nên những bản gốc tác phẩm riêng biệt theo một theme chung là "My Totoro," và số tiền có được nhờ đấu giá sẽ được đưa vào quỹ. Thật trùng hợp, Mr, Tsutsumi có mặt như là trái tim của dự án này. Giống như nhiều nghệ sĩ khác của Pixar, Mr. Tsutsumi đã đóng góp bản gốc tác phẩm của mình "My Totoro." Tác phẩm của anh mô tả Totoro xuất hiện ở nơi giống với phong cảnh làng quê Shitamachi của Japan huy hoàng ngày nào.


"Khung cảnh của Tokyo nơi tôi lớn lên liên tục thay đổi. Mỗi lần tôi trở lại Japan mọi thứ từ tàu điện ngầm đến bất cứ gì tôi thấy đều mới, và kể cả với một tấm bản đồ trong tay thì vẫn khó để bị đi lạc. Kể cả với tất cả những sự thay đổi này và như một người trưởng thành thì những gì tôi nhớ nhất là khung cảnh của Tokyo ngày xưa như nó từng là. Tôi lớn lên ở Shibuya nhưng tôi thương tới Ameyoko và Ueno nhiều với những người bạn. Tôi hình dung trong đầu những khung cảnh đặc trưng của Shitamachi vô cùng tốt."

"Quãng thời gian khi tôi học lớp ba, bạn thân của tôi hồi đó và tôi thường xuyên chơi ở Ueno Park. Một lần, chúng tôi biết tới một người bán hàng bong bóng. Đó trở thành công việc đầu tiên của tôi. Thực ra công viêc của tôi chỉ là tạo dáng. Tôi thổi bong bóng cả ngày cạnh ki-ốt của ông ấy để thu hút sự chú ý của những khách hàng." (cười)


"Chúng tôi chỉ muốn mua thêm băng điện tử cho máy Nintendo, vì thế chúng tôi tiết kiệm tiền mà không nói với phụ huynh. Cuối cùng thì phụ huynh biết chuyện và việc đó phải dừng lại. Cũng với người bạn đó bọn tôi suốt ngày lui tới Ameyoko. Vì vài lý do tôi thường nghĩ về Tokyo ngày xưa − Nó hỗn loạn và có chút gì đó suồng sã, điều này đã bị bỏ lại phía sau trên con đường hiện đại hóa thành phố. Thay vì làm mới mọi thứ, Tôi nghĩ điều quan trọng là nên chăm lo đến những khung cảnh mà tất cả chúng ta đều có chúng trong ký ức.”


Việc trồng những cái cây, nhưng thứ khó có thể định giá trên thế giới này, từng cái một có thể là ngọn đuốc được trao cho mỗi người trưởng thành. Tất nhiên thế hệ sau có quyền chọn lựa để tiếp tục nuôi dưỡng những cái cây hay chặt nó xuống mà không cần suy nghĩ. Điều này là hy vọng, tuy nhiên cái trong ký ức mỗi đứa trẻ tương lai đây sẽ là một môi trường tự nhiên xưa cũ nơi mà Totoro tới đào hang. Đó là lý do tại sao những cái cây khác sẽ được trồng vào ngay ngày hôm nay, cho dù chúng ta có thể không còn được sống để thấy những cánh rừng tuyệt vời đó.


Tuesday, December 2, 2014

Trò chuyện với concept artist Alexandre Diboine (Tùng Quân sơ dịch)




Trò chuyện với concept artist Alexandre Diboine


Chào Alexandre, bạn có thể bắt đầu bằng cách nói cho chúng tôi đôi điều về bản thân bạn không, bạn là ai và đang làm gì?

Xin chào! Tôi là Alexandre Diboine, mọi người biết đến tôi với nickname Zedig trên mạng, tôi năm nay 21 tuổi (bài phỏng vấn này được thực hiện năm 2013), tôi là người Pháp, là một concept artist cho phim, quảng cáo và video game!



Bạn có được đào tạo một cách bài bản từ đâu đó như là đại học không, hay là bạn tự học?

Với những thứ như là 2d illustration thì tôi tự học, tôi đã có 3 năm trong trường nghệ thuật, nhưng chúng tôi chưa từng bắt đầu việc học vẽ, mọi thứ tập trung vào phân tích và những thứ nhàm chán khác. Tôi phải tự học lấy mọi thứ, những nghệ sĩ tuyệt vời trên internet đã giúp đỡ tôi với những bí kíp và chỉ dẫn miễn phí. Với 3d thì tôi đã có một năm rưỡi ở trường dạy 3d tại Paris, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng nó sẽ không thể là con đường tôi sẽ bước tiếp và lập tức trở lại với 2D.

black-magic

Bạn có nhiều style khác nhau, điều gì khiến bạn tiếp tục tạo nên nhiều tác phẩm với style khác nhau như vậy thay vì theo đuổi một style duy nhất?

À, đầu tiên thì bởi vì tôi còn trẻ và dính vào một style sớm như vậy ở thời điểm này thì thật là ngu ngốc, bởi có nhiều những thứ phải thử trước khi quyết định theo một một thứ gì đó. Thứ hai là bởi vì tôi tôi không thực sự tin vào cái khái niệm gọi là "style", tôi quan niệm rằng đó là một thứ bạn không thể chọn lựa mà có được, nó đơn giản là những thói quen bổ sung và những chủ đề lặp lại qua năm tháng, trong khi thử nghiệm những thứ mới lần này qua lần khác. Điều gì xảy ra khi tôi chọn một phong cách và sau nhiều năm luyện tập, tôi nhận ra rằng có hàng nghìn con đường khác để làm art mà tôi có thể thử nghiệm rồi trở nên tốt hơn và làm tôi hài lòng nhất? Và lại làm lại như thế theo cách tương tự? Không ổn chút nào, điều đó thật nhàm chán!

 the-little-mouse

Bạn cũng dùng nhiều loại software khác nhau để thể hiện các tác phẩm của mình, có cái nào mà bạn yêu thích hơn cả không?

À tôi thực sự chỉ dùng Photoshop, Zbrush/3ds max để làm 3d, cũng không nhiều lắm. Tôi đã thử nhiều software như Artrage, Corel Painter, Sketchbook pro, Paintool Sai... nhưng không gì thay thế được Photoshop trong trái tim tôi. Photoshop là đỉnh nhất.

vertex

Bạn thích phần việc nào trong quá trình làm việc của mình?

Không gì cả. Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng tôi không bất cứ gì tôi làm quá một hai ngày. Có vài cái thì tôi thấy thích trong khoảng một tuần, sau đó thì thôi. Nếu một ngày mà tôi thấy hài lòng với tác phẩm của mình nhiều hơn một tháng thì đó là lúc tôi sẽ phải tự hỏi mình một cách nghiêm túc về sự tiến bộ của mình.


fornax-void-and-the-meat-king

Nếu có cơ hội thì bạn có muốn làm việc cùng với studio hay artist nào không?

Có chứ, tôi đã đặt mục tiêu là sớm hay muộn cũng phải được vào làm việc ở Pixar, Disney và Laika (những cao thủ đã làm nên Paranorman). Mà tôi cũng thích được làm việc trong một show của cartoon network, đặc biệt là Adventure Time. Cũng có rất nhiều nghệ sĩ mà tôi muốn một ngày được làm việc với họ như là Dice Tsutsumi, Robert Kondo, Sergey Kolesov, Moby Franke, Jaime Jones...  và rất nhiều người khác nữa.

fisherman

Bạn có làm cái gì mà chúng tôi có thể đón chờ được xem chúng trong thời gian tới không?

Tôi hiện tại đang vẽ trong vài quảng cáo, sách và phim, bạn có thể thấy chúng ở website của Mecanique Générale khi chúng ra mắt.

Cảm ơn Alexandre đã tham gia vào buổi trò chuyện này. Để xem thêm những tác phẩm của Alexandre hãy ghé qua: